Nếu trình duyệt không tự động chuyển sang website mới, bạn hãy nhấn vào liên kết sau cách vào 12bet

11 thg 8, 2013

Thường vụ Quốc hội bàn về chính sách với cá độ bóng đá


Trong phiên họp tháng 8, lần đầu tiên dự thảo Nghị định về kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Phiên họp cũng sẽ dành một ngày tổ chức hoạt động chất vấn.

Theo dự kiến chương trình phiên họp lần thứ 20 bắt đầu từ tuần tới, 12/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ dành nửa ngày để cho ý kiến về dự thảo Nghị định kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế. Dự thảo được Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày và thẩm tra bởi Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội.

Đây là lần đầu tiên nghị định này được Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong khi hợp pháp hóa cá cược bóng đá là câu chuyện được đặt ra từ năm 2006. Đến 2010, Bộ Tài chính bắt tay xây dựng dự thảo nghị định.


Hoạt động cá độ sẽ lần đầu được Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào tuần tới.

Trả lời báo chí vào cuối tháng 4, lúc dự thảo đang được lấy ý kiến các bộ ngành, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng cho biết nghị định dự kiến đề ra mức đặt cược tối thiểu cho một lần là 10.000 đồng, tối đa cho mỗi người chơi trong một ngày với từng sản phẩm là một triệu đồng. Trường hợp người chơi đặt cược vượt mức tối đa theo quy định, sẽ không được lĩnh khi trúng thưởng.

Dự thảo nghị định cũng chỉ cho phép cá cược bóng đá quốc tế với hình thức đơn giản để tránh tình trạng bóng đá trong nước bị bán độ... Khi nghiên cứu xây dựng Nghị định, Bộ Tài chính cho biết đã khảo sát, tìm hiểu kinh nghiệm triển khai đặt cược tại các nước để đảm bảo không ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội. Theo đó, đây sẽ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đơn vị hoạt động phải có giấy chứng nhận kinh doanh, người chơi phải từ 18 tuổi, không bị hạn chế về hành vi dân sự, tần suất tham gia...


Trong chương trình phiên họp, Bộ Tài chính cũng trình dự thảo Nghị định về hoạt động kinh doanh casino để Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Ngoài ra, chương trình phiên họp 10 ngày sẽ xem xét, bàn thảo hàng loạt vấn đề quan trọng như dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; các luật Việc làm, Hộ tịch, Hải quan...

Vào cuối của phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành riêng một ngày để tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét